Dừa xiêm xanh lùn thuộc nhóm dừa lùn. Quả cho
nước ngọt, mát và được làm thức uống giải khát. Dừa xiêm chứa nhiều chất bổ dưỡng
sức khỏe, giàu đạm chất, vitamin C, B1,... nên rất được ưa chuộng.
Kỹ thuật trồng cây dừa xiêm lại khá dễ vì cây Dừa xiêm lùn là giống dễ
tính, không kén đất, thích hợp trồng tốt ở cả khu vực miền Trung và miền Bắc.
1. Chuẩn bị dụng cụ
trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng mảnh
đất trống trong vườn hoặc các bờ ao để trồng cây dừa.
Đất trồng
Dừa là cây rất dễ trồng, không kén đất, cây có
thể sống và cho năng suất tốt trên đất có độ cao cách mặt biển dưới 600 mét;
nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa, đất cát pha, đất có hiều hữu cơ và đặc
biết đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0,5 mét.
Giống cây
Cây dừa xiêm lùn thường được ươm trồng bằng quả
Cây mẹ phải được trồng
trong quần thể dừa xiêm xanh, không trồng chung với các giống dừa khác, như vậy
sẽ bảo đảm được chất lượng của trái ở đời sau.
Trái được thu hoạch để làm giống ít nhất phải được 11 tháng tuổi
trở lên.
Chọn các trái nặng (khi bỏ xuống nước nổi lên 1/3 trái là được),
loại bỏ những trái nhỏ, trái nổi 2/3, trái có sẹo sâu, chuột, bọt xít…
2. Kỹ thuật trồng dừa xiêm lùn
Để trồng dừa xiêm cho năng suất cao nên trồng với khoảng cách 5m x
6m và trồng theo kiểu hình nanh sấu, trồng theo kiểu này thì tạo điều kiện tốt
cho cây hấp thu đầy đủ ánh sáng mặt trời để quang hợp tạo ra hàm lượng chất hữu
cơ.
Sau khi đã chuẩn bị mô và hố trồng xong, trước khi xuống giống khoảng
15-20 ngày tiến hành bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20-30 kg+100g super
lân+200gram kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.
Sau khi đã chuẩn bị xong cây giống và đất trồng, tiến hành đặt cây
con, đầu tiên đào một hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống; cây giống
nếu ươm trong bầu nylon thì dùng dao bén cắt đáy bầu, sau đó đặt bầu vào hố đã
đào, kéo túi bầu lên khỏi thân cây, cuối cùng lấp đất lại cho bít trái là đạt,
nếu cây giống cao quá 0.8 mét thì ta nên cắm cây cột giữ chặt tránh gió làm
lung lay gốc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây
3. Chăm sóc
Cây con sau khi trồng rất cần nước, nếu giai đoạn này thiếu nước
cây sẽ chết. Vì vậy, để giữ đủ ẩm cho cây ta nên dùng rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc
cây trong mùa nắng; khoảng 2-3 ngày tưới cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc. Năm đầu
tiên nên bón cho cây mỗi gốc 0.5kg phân NPK: 15-15-15 và chia làm 02 lần bón
vào đầu và cuối mùa mưa
Bắt đầu từ năm thứ 2, hằng năm nên đắp thêm đất thêm vào mô để tạo
điều kiện cho rễ phát triển (trên đất ruộng), hoặc bồi bùn mỗi năm 1 lần vào đầu
mùa nắng (đất liếp vườn cũ). Phân bón cũng có thể sử dụng NPK: 15-15-15 nhưng
liều lượng mỗi gốc 0,75kg và chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Năm thứ
ba cũng chăm sóc như năm thứ hai nhưng lượng phân bón tăng lên 1kg/gốc. Giai đoạn
này nếu cây dừa được chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật thì sau 26-28 tháng
cây sẽ cho hoa đầu tiên.
4.
Thu hoạch
Đối với dừa xiêm xanh dùng để uống nước thông
thường nhà vườn thu hoạch trái ở quày thứ 6 (chưa được 6 tháng tuổi)
khu nghỉ dưỡng 5 sao vinpearl phú quốc |
ReplyDeleteđầu tư condotel phú quốc |
Shopvilla Phú Quốc |
quy mô dự án vincity |
Vé Vinpearl Phú Quốc |
Shophouse Vinpearl Phú Quốc |
Shophouse Vinpearl Bãi Dài Phú Quốc |
Avani Phan Thiết |
Kinh nghiệm đi chơi Vinpearl Phú Quốc |